• 현재페이지 인쇄

SEOUL – Cơ sở 2 (Cheonan), 10 khối trường, 52 khoa

Global Dynamic Sangmyung University

Đại học Thiết kế

Đại học Thiết kế

Đại học Thiết kế đã cắt giảm tính cần thiết của việc đào tạo học vấn lĩnh vực thiết kế và bắt đầu thành lập 2 khoa (thiết kế công nghiệp, nghệ thuật nhiếp ảnh) trực thuộc Đại học Công nghiệp vào năm 1985, xây dựng thêm 4 khoa (thiết kế trang phục, thiết kế dệt may, thiết kế nội thất, thiết kế gốm sứ) vào năm 1988. Vào năm 1990, trường đã phân chia lại các khoa liên quan ở Đại học Công nghiệp và thành lập ra Đại học Thiết kế đầu tiên trong nước, đổi tên khoa thiết kế công nghiệp thành khoa thiết kế trực quan (Visual Design). Tháng 10 năm 1994, thành lập thêm khoa thuộc khối nghệ thuật: khoa nghệ thuật điện ảnh, nghệ thuật sân khấu; tháng 10 năm 1995, tái cơ cấu và thành lập Đại học Nghệ thuật, phân chia lại các khoa nghệ thuật nhiếp ảnh, nghệ thuật điện ảnh, nghệ thuật sân khấu ở Đại học Thiết kế sang Đại học Nghệ thuật. Tháng 3 năm 1996, thành lập khoa nghệ thuật truyện tranh, thiết kế sân khấu; tháng 10 năm 1996, đổi tên khoa nghệ thuật truyện tranh thành khoa truyện tranh; năm 1999, đổi tên khoa thiết kế sân khấu thành chuyên ngành mỹ thuật sân khấu. Do việc di dời một số ngành sang Đại học nghệ thuật, cấu thành của Đại học Thiết kế bao gồm 5 chuyên ngành trực thuộc khoa thiết kế (thiết kế trực quan, thiết kế trang phục, thiết kế dệt may, thiết kế nội thất, thiết kế gốm sứ). Sau đó vào tháng 3 năm 2000, cùng với sự thành lập chuyên ngành thiết kế sản phẩm, hiện tại Đại học Thiết kế đã có 6 chuyên ngành trực thuộc khoa thiết kế (thiết kế trực quan, thiết kế trang phục, thiết kế dệt may, thiết kế nội thất, thiết kế gốm sứ, thiết kế sản phẩm); tháng 3 năm 2003, đổi tên ngành thiết kế Ssản phẩm thành thiết kế công nghiệp. Tháng 9 năm 2005, chuyên ngành liên kết thiết kế giải trí (Entertainment Design) được thành lập; tháng 3 năm 2009, đổi tên ngành thiết kế trang phục và thiết kế gốm sứ lần lượt thành thiết kế thời trang (Fashion Design) và thiết kế vật liệu gốm sứ (Ceramic Design). Hiện tại Đại học Thiết kế gồm có 7 chuyên ngành trực thuộc khoa thiết kế (thiết kế trực quan, thiết kế thời trang, thiết kế dệt may, thiết kế nội thất, thiết kế vật liệu gốm sứ, thiết kế công nghiệp, chuyên ngành liên quan thiết kế giải trí).

Khoa thiết kế

Khoa thiết kế của trường Đại học Sangmyung lấy ý tưởng giáo dục ‘hiểu rõ văn hóa nhân loại dựa trên cảm xúc con người để xây dựng chiến lược thiết kế (văn hóa-Culture + con người-Human + cảm xúc-Emotion + chiến lược-Strategy)’ làm nền tảng, nắm bắt chính xác xu thế thiết kế thời đại ngày nay yêu cầu, đề ra tầm nhìn dài hạn về việc đào tạo thế hệ trẻ dẫn đầu ngành thiết kế sở hữu tính chuyên môn và sáng tạo. Khoa thiết kế thiết lập mục tiêu giảng dạy hội tụ tính sáng tạo (Convergence Creativity) trên nhận thức về sự cần thiết của một hệ thống giáo dục thiết kế mới mà xã hội hiện đại đại diện cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 yêu cầu, vượt qua ranh giới khoảng cách của các lĩnh vực thiết kế khác nhau, nhằm phát huy tính sáng tạo, thiết lập hệ thống đào tạo mới liên kết các yếu tố của từng lĩnh vực thiết kế một cách đa diện (multifaceted).

Thông qua điều này, khoa mong muốn đào tạo những nhà lãnh đạo thiết kế toàn cầu sở hữu cảm quan Quốc tế, thế hệ trẻ dẫn đầu ngành thiết kế có hiểu biết về quản lý thiết kế, nhìn thấu nền kinh tế thị trường toàn cầu hóa cũng như những kỹ xảo chuyên môn mà các doanh nghiệp yêu cầu, quan điểm thiết kế sáng tạo mà quốc gia và xã hội đang hướng tới.

Khoa thiết kế đang có 4 chuyên ngành là thiết kế trực quan, thiết kế thời trang, thiết kế nội thất, thiết kế vật liệu gốm sứ và quá trình giảng dạy năm nhất sẽ bao gồm đào tạo các môn đại cương theo chính sách trường đại học và đào tạo cơ bản về thiết kế. Cuối năm nhất, sinh viên có thể lựa chọn tự do lĩnh vực chuyên ngành phù hợp với tố chất của từng cá nhân và sẽ chính thức bước vào quá trình đào tạo chuyên ngành trong năm hai.

Chuyên ngành thiết kế trực quan (Visual Design)

Chuyên ngành thiết kế trực quan đặt mục tiêu đào tạo các nhà thiết kế trực quan (visual) có năng khiếu nghệ thuật và khả năng tạo hình sáng tạo song song với nhu cầu về môi trường con người vô cùng phong phú thông qua thiết kế. Vì vậy, quá trình giảng dạy của chuyên ngành thiết kế trực quan được chia nhỏ thành các lĩnh vực như typography, thiết kế quảng cáo, thiết kế bao bì, vẽ minh họa, đồ họa máy tính v.v., mỗi lĩnh vực chuyên môn sẽ liên kết với nhau một cách có hệ thống và cũng trang bị một hệ thống có thể rèn luyện năng lực quan sát, nhìn nhận tổng hợp. Đặc biệt, không chỉ học lý thuyết, ngành sẽ giúp bạn rèn luyện tư chất như là một nhà giám đốc nghệ thuật (Art Director) có năng lực thông qua việc thực tập và vận dụng đa phương tiện một cách đa dạng.

Chuyên ngành thiết kế thời trang

Cùng với sự phát triển của chất lượng cuộc sống và sự phong phú về mặt vật chất, thời trang đã gắn chặt với đời sống văn hóa, từ đó trở nên đa dạng hóa*cá tính hóa trong xu hướng đồng nhất. Để có thể ứng phó một cách kịp thời sự chuyên môn hóa, đa dạng hóa, Quốc tế hóa và nâng cao kỹ thuật của thời trang, chuyên ngành chia nhỏ ra các lĩnh vực và cung cấp một quá trình giảng dạy có tính hệ thống, đặt ra mục tiêu đào tạo các nhà chuyên môn ưu tú sở hữu cả kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực tế dẫn đầu giới thời trang hiện đại.

Để thực hiện được mục tiêu đào tạo đó, ngành đã thiết lập theo cấp độ các môn học bắt buộc lấy kỹ năng thực hành làm trọng tâm như các môn thiết kế trang phục, cấu trúc trang phục và cắt may, vẽ minh họa thời trang, CAD và các môn học tự chọn đa dạng như marketing thời trang, lịch sử trang phục, chất liệu áo quần, nhuộm, dệt, triển lãm thời trang, tâm lý học xã hội trang phục, trang phục Hàn Quốc nhằm đào tạo những nhà thiết kế thời trang có thể dung hòa các yếu tố khoa học và cảm quan nghệ thuật trong trang phục một cách cân bằng.

Chuyên ngành thiết kế nội thất

Chuyên ngành thiết kế nội thất là chuyên ngành dự đoán sự chuyên môn hóa của thiết kế trong xã hội tương lai, nhìn nhận tầm quan trọng sức ảnh hưởng về mặt tình cảm, tâm lý, vật lý của môi trường trong nhà tác động đến con người, được xây dựng thành chương trình đại học hệ 4 năm đầu tiên trong nước. Vì vậy, chuyên ngành đã trở thành nền tảng, trọng điểm của rất nhiều các chương trình đào tạo thiết kế nội thất trong nước, đồng thời cũng là chuyên ngành có tính truyền thống và lịch sử đảm nhiệm vai trò trọng tâm trong việc thành lập hiệp hội để nghiên cứu học thuật về thiết kế nội thất. Các giáo sư chuyên trách và giảng viên của chuyên ngành thiết kế nội thất đang không ngừng phát triển hệ thống giáo dục và thực hiện đào tạo một cách trung thực gắn liền với thực nghiệm, nhằm nuôi dưỡng những người dẫn đầu về thiết kế nội thất đầy tính sáng tạo.

Thông qua sự đào tạo đó, các sinh viên đã giành được nhiều giải thưởng tại các cuộc thi chủ chốt, cùng với đó thông qua các chương trình trao đổi sinh viên ra nước ngoài cũng chứng minh sự ưu tú trong giáo dục thiết kế nội thất tại Đại học Sangmyung. Cũng chính nhờ những thành tích đó mà chuyên ngành đã nhận được giải thưởng giáo dục của hội Thiết kế nội thất Hàn Quốc.

Hơn nữa, các sinh viên sau khi tốt nghiệp đều đang cống hiến cho xã hội và hoạt động tích cực trên nhiều tầng lớp, lĩnh vực ở cả trong và ngoài nước như giáo sư, CEO, nhà thiết kế, công viên chức nhà nước, giáo viên trung học v.v. Để đóng góp vào bối cảnh xã hội và con người trong thế kỷ 21 tiêu biểu của thời đại Quốc tế hóa, tự do hóa và thông tin hóa, khoa đang đào tạo những chuyên gia hàng đầu về thiết kế nội thất chuyên nghiệp, sáng táo trên năng lực cảm quan Quốc tế.

Chuyên ngành thiết kế vật liệu gốm sứ

Gốm sứ bắt nguồn từ thời kỳ cổ đại được coi là lịch sử của văn hóa nhân loại, gọi là công nghiệp sử dụng lò nung (như gạch, thủy tinh, gốm) cơ bản. Ngày nay, nó còn được gọi là New Ceramic Fine Ceramic (gốm sứ mới) với ý nghĩa là gốm sứ tinh xảo đặc biệt sử dụng vật liệu mới của nền công nghiệp mũi nhọn, để được phân biệt với Classic Ceramics (gốm sứ cổ điển) truyền thống. Việc quy ước thời hiện đại là ‘thời kỳ đồ đá tối tân thứ 2’ có ý nghĩa là lĩnh vực này đang được mở rộng và đóng vai trò chủ đạo trong toàn bộ ngành công nghiệp tương lai. Điều mang tính tất yếu được đưa ra trong cuộc sống thời đại ngày nay là thiết kế của những sản phẩm gốm sứ và vấn đề thay đổi nhận thức dựa vào tính cần thiết đó.

Nhận thức mới trong thiết kế hiện đại phải là khái niệm bao hàm không chỉ “đề án của sắc thái, hình thức, trang trí” mà cả “vật liệu, kỹ thuật, sản xuất và lưu thông”, là toàn bộ hiểu biết về khái niệm Total Design tiếp nối của những năm 2000. Vậy thì sau này ai sẽ phải đảm đương công nghiệp thiết kế vật liệu gốm sứ? Và phải làm như thế nào để nuôi dưỡng những con người đó? Câu hỏi đó chính là bài toán thứ 1 cần phải giải đáp. Những chuyên gia có thể đảm nhận ngành thiết kế vật liệu gốm sứ là những nhà thiết kế được đào tạo dựa theo quá trình giảng dạy có tính hiệu quả, hiểu rõ những triết lý thiết kế vững chắc và tư duy khoa học.

Đào tạo thiết kế vật liệu gốm sứ cho đến nay đã bao gồm trong ngành thủ công mỹ nghệ đồ gốm mà không có bất kỳ sự độc lập rõ ràng nào, hoặc chỉ được xem gần giống như đào tạo nghệ thuật tạo hình gốm sứ, cho nên cần phải thiết lập một quy trình đào tạo phù hợp với thực trạng của ngành thiết kế vật liệu gốm sứ. Chuyên ngành thiết kế vật liệu gốm sử của trường đào tạo các chuyên gia đảm nhận công việc nghiên cứu và tham gia vào phát triển thiết kế sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong ngành công nghiệp gốm sứ, với vai trò là một khoa hữu ích trong các trường đại học trong nước được thành lập vào tháng 3 năm 1988; bằng việc chỉ đạo các chương trình mới như tích lũy kỹ thuật và kinh nghiệm bằng nghiên cứu hợp tác giáo dục và công nghiệp sau này, đào tạo năng lực ứng dụng sản xuất đại trà hóa v.v. chúng ta hãy cùng mong chờ vào vai trò của những chuyên gia này trong nghiên cứu thiết kế của lĩnh vực thiết kế gốm sứ mới (New Ceramic Design).